So sánh máy trợ giảng Aporo T18 và T20
Aporo T18 2.4G và T20 UHF là hai máy trợ giảng không dây đang được rất nhiều giáo viên và khách hàng quan tâm. Vậy giữa T20 UHF và T18 2.4G người dùng nên chọn mua máy trợ giảng nào? Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi so sánh máy trợ giảng aporo t18 và t20 chi tiết nhé!
Nên mua Aporo T18 2.4G hay T20 UHF là câu hỏi mà nhiều thầy cô đang đi tìm câu trả lời. Không để thầy cô phải băn khoăn hơn nữa, chúng ta hãy cũng đi vào phân tích ưu nhược điểm của từng sản phẩm.
Máy trợ giảng Aporo T20 UHF
Ưu điểm
Máy trợ giảng Aporo T20 UHF là phiên bản máy trợ giảng không dây được sản xuất từ thương hiệu Aporo. Sản phẩm được biết đến với những ưu điểm nổi bật như sau :
– Thiết kế không dây gọn nhẹ bắt mắt với 5 phiên bản màu sắc đa dạng như đen, trắng, đỏ, xanh dương, xanh lá cây để người dùng có thể thoải mái lựa chọn.
– Hệ thống âm thanh trong và rõ nét.
– Trang bị công nghệ kết nối Bluetooth hiện đại.
– Khoảng cách kết nối của máy trợ giảng và Micro lên tới 25m.
– T20 có khả năng loại bỏ tạp âm và giảm tối đa tình trạng nhiễu sóng điện thoại đối với các tần số FM, 2.4G.
– Cho phép người dùng thay thế Micro khi bị hỏng hoặc mất.
– Dung lượng pin lớn nên máy trợ giảng T20 có thể sử dụng liên tục trong vòng 12 – 15 giờ đồng hồ.
– Phiên bản này còn được đi kèm thêm 1 micro đeo tai không dây được trang bị nút tăng giảm âm lượng. Giúp quá trình di chuyển khi giảng dạy của giáo viên thuận tiện hơn rất nhiều.
Nhược điểm
– Pin micro không dây có thời gian sử dụng khá khiêm tốn khoảng 4 – 5 giờ đồng hồ khiến quá trình làm việc của người dùng gặp phải gián đoạn. Tuy nhiên, nhược điểm này vẫn có thể khắc phục bằng cách sử dụng mic có dây thay thế.
– Do thuộc phân khúc giá rẻ nên tuổi thọ của Aporo T20 UHF sẽ không được lâu như các dòng sản phẩm cao cấp, thường thì thời gian sử dụng trung bình của sản phẩm sẽ giao động trong tầm khoảng từ 1 đến 3 năm.
Máy trợ giảng Aporo T18 2.4G
Ưu điểm
Aporo T18 được hãng cho ra mắt năm 2019 với nhiều tính năng được cải biến nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng.
Cụ thể, máy được nhà sản xuất trang bị công nghệ 2.4G hiện đại giúp khoảng cách kết nối được mở rộng hơn 15m. Đặc biệt, chất lượng âm thanh của Aporo T18 2.4G mang đến cho khách hàng cảm giác khá chân thực.
Nhược điểm
– T18 2.4G đã ra mắt được gần 4 năm nên kiểu dáng có phần lỗi mốt, thô và khá to gây khó khăn cho người trong việc di chuyển.
– Độ chắc màng loa của máy trợ giảng kém, sau một thời gian sử dụng người dùng sẽ thấycó hiện tượng chập chờn. Cụ thể khi sử dụng với công suất lớn thì âm thanh của T18 sẽ bị rè và không được trong.
– Khả năng chịu lực và độ bền của sản phẩm không được đánh giá cao.
– Nhận diện kết nối thiết bị ghép đôi kém và khá chậm.
Nên mua máy trợ giảng Aporo T18 2.4G hay Aporo T20 UHF?
Qua những gợi ý trên thầy cô có thể thấy rõ được những ưu, nhược điểm của máy trợ giảng không dây Aporo T20 UHF và Aporo T18 2.4G. Từ đó thầy cô sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu giảng dạy.
Hiện máy trợ giảng An Phát chỉ phân phối 2 model mới nhất của Aporo là T20 UHF và T21 UHF. Còn T18 2.4G công ty không kinh doanh, vì sản phẩm có chất lượng âm thanh kém, độ bền thấp, sửa chữa – thay thế linh kiện khó khăn mất rất nhiều thời gian. Nếu thầy cô vẫn yêu thích model này có thể tìm mua ở những địa chỉ bán máy trợ giảng khác trên thị trường.
Vừa rồi, máy trợ giảng An Phát đã so sánh máy trợ giảng aporo t18 và t20 chi tiết để thầy cô và các bạn đọc tham khảo. Nếu các thầy cô đang quan tâm và mong muốn tìm cho mình sản phẩm máy trợ giảng chất lượng thì có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.