So sánh máy trợ giảng Aporo T9 và T20

Hai model máy trợ giảng Aporo đang được nhiều thầy cô quan tâm đó là T9 và T20. Vậy điểm khác biệt giữa Aporo T9 và T20 là gì? Giữa T9 và T20 nên chọn phiên bản nào? Hãy tham khảo bài so sánh máy trợ giảng Aporo T9 và T20 dưới đây.

Ưu điểm và nhược điểm của máy trợ giảng không dây Aporo T9 và T20

Máy trợ giảng không dây Aporo T20 UHF

Ưu điểm

Máy trợ giảng Aporo T20 UHF là phiên bản nổi bật nhất trong model máy trợ giảng không của nhà Aporo, với những điểm mạnh như sau:

– Sử dụng sóng UHF thay vì tần số FM như những phiên bản trước đó.

– Thiết kế trẻ trung, gọn nhẹ.

– Loa có chất lượng âm thanh trong và rõ nét.

– Kết nối Bluetooth ổn định, nhanh chóng.

– Có khoảng cách kết nối micro và máy trợ giảng lên đến 25m.

– Loại bỏ tình trạng nhiễu sóng, tạp âm đối với các tần số 2.4G và FM.

– Có thể vừa phát âm vừa dùng micro nói. Dễ dàng sửa – thay Micro mới trong trường hợp bị hư hỏng hoặc mất.

– Máy trợ giảng T20 có thời lượng sử dụng pin lớn kéo dài liên tục trong vòng 8 – 10 tiếng.

– Micro đeo tai có thể điều chỉnh được âm lượng trực tiếp không cần phải thông qua loa.

Nhược điểm

– Cũng giống những máy trợ giảng không dây khác thì PIN Mirco của T20 chỉ có thời gian sử dụng khoảng từ 4 – 5 tiếng. Nhưng thầy cô có thể yên tâm nhược điểm này chỉ cần khắc phục bằng cách sử dụng mic có dây là được.

– Thuộc phân khúc giá rẻ nên độ bền của Aporo T20 không được đánh giá cao, “tuổi thọ” trung bình sẽ tầm khoảng từ 1 đến 3 năm.

Máy trợ giảng không dây Aporo T9 2.4G

Vào thời điểm năm 2017 – 2018 thì máy trợ giảng Aporo T9 công nghệ 2.4G được rất nhiều thầy cô ưa chuộng. Vì chất lượng âm thanh loa và micro tốt. Nhưng sau khi Aporo bắt kịp xu hướng thị trường và cho ra đời dòng Aporo T20 UHF thì T9 đã bị “rớt đài”. Bởi những nhược điểm như sau:

– Không thể thay mới được mirco không dây khi bị mất hoặc hư hỏng.

– Ra mắt đã lâu nên tất cả những dòng máy trợ giảng T9 đang có trên thị đều là hàng tồn kho, xả lỗ. Vì hãng đã ngừng sản xuất phiên bản T9

– Khan hiếm linh kiện sửa chữa.

– Thu phát sóng lỗi thời vì tất cả các dòng máy không dây hiện nay đều sử dụng công nghệ sóng UHF.

– Âm thanh mang đến cho người dùng cảm giác khó chịu khi sử dụng. Vì thường xuyên xảy ra tình trạng hú, rít.

– Độ bền không cao thường xuyên xảy ra lỗi và gặp trực trặc trong quá trình kết nối.

Nên mua máy trợ giảng không dây Aporo T9 hay T20?

Thông qua những phân tích về ưu, nhược điểm trên thì thầy cô có thể dễ dàng nhận thấy máy trợ giảng không dây Aporo T9 có quá nhiều hạn chế. Mặc dù, ở những năm đầu mới ra mắt T9 được đánh giá cao nhưng khi T20 ra đời T9 đang dần bị “đào thải”.

Những sản phẩm T9 đang được bày bán trên thị trường đều là tồn kho, xả lỗ. Máy trợ giảng An Phát đã ngừng kinh doanh T9 từ lâu. Vì chất lượng âm thanh và độ bền kém, rất khó khăn trong việc sửa – thay linh kiện. Nếu thầy cô vẫn muốn tìm mua T9 thì có thể tham khảo ở những địa chỉ bán máy trợ giảng khác.

Thông qua bài so sánh máy trợ giảng Aporo T9 và T20. Máy trợ giảng An Phát đã chỉ rõ những điểm mạnh và điểm yếu của từng dòng. Nếu thầy cô quan tâm và muốn mua trực tiếp máy trợ giảng không dây Aporo T20 hãy đến Máy trợ giảng An Phát. Địa chỉ : 194 Nguyễn Biểu, Phường 2, Quận 5, Hồ Chí Minh. Hoặc gọi đến số Hotline: 0869 920 699 để được tư vấn miễn phí.